"XE GA ĐIỆN" bạn đã nghe thấy tên gọi này chưa? Bạn đã biết gì về dòng xe này? Ga điện là như thế nào? Trước nay bạn chỉ nghe thấy ga cơ thôi phải không?

Vậy trong bài viết hôm nay, xetaibaoloc sẽ giải nghĩa cơ bản nhất "xe ga điện là gì? và xe ga cơ là như thế nào?".

So sánh về ga điện và ga cơ thông qua cấu tạo động cơ. Xe ga điện là dòng xe sử dụng hệ thống phun dầu điện tử CommonRail điều khiển bởi ECU hay còn gọi là hộp đen.

Còn xe ga cơ thì sử dụng hệ thống nhiên liệu bơm cao áp kết hợp với hệ thống phân phối nhiên liệu được điều khiển bởi các cơ cấu cơ khí.

Ưu điểm xe ga cơ

​Về giá thành thì xe ga cơ thấp hơn, sửa chữa bảo dưỡng dễ dàng, chi phí sửa chữa thấp, khi có sự cố về động cơ thì cũng dễ khắc phục, vì đây là động cơ phun dầu trực tiếp, điều khiển bằng cơ khí, dùng ít cảm biến.

  • Ưu điểm: giá thành đầu tư có thể thấp hơn ( so với máy điện - động cơ điều khiển điện tử - cùng hãng). Cân chỉnh, can thiệp trực tiếp dễ hơn do điều khiển bằng cơ khí, dùng ít cảm biến, ít xài dễ chẩn đoán.

Sau này về lâu về dài sửa chữa, bảo hành – bảo dưỡng xe có thể linh động hơn bởi vừa sửa được ngoài Garage hay vào hãng đều được, thậm chí trường hợp nếu lái xe có kinh nghiệm có thể tự xử lý luôn mà không lo gì về chất lượng xe. Xe không kén nhiên liệu.Xe tải ga cơ mạnh mẽ, lên ga nhanh, đạp nhiêu lên nhiêu, nhồi ga dễ ( đặc biệt cho xe đi đường xấu, xe ben..). Đặc biệt xe ben tự đổ sử dụng chân ga cơ là thích hợp nhất do xe ben hoạt động ở vùng đất thường xuyên bị lầy lún, địa hình xấu không bằng phẳng thì sức mạnh ga cơ có hiệu quả nhất, xe ben ga cơ được trang bị thêm hộp số mạnh(hộp số phụ), có thêm cầu trước nữa là vô địch không gì có thể cản nổi.

  • Nhược điểm: Đi đôi với sức mạnh là nhiên liệu, do lượng nhiên liệu được đưa vào do độ mở cánh bướm ga, nên sau tầm 10 năm (xe được sản xuất bởi các nước có nền ô tô phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đức, Ý thì hiện tượng ra khói đen ít hơn, do chất lượng động cơ và dung sai – sai số chất lượng qua mỗi năm không đáng kể) sẽ không tránh khỏi tình trạng ra khói đen do nhiên liệu cung cấp vào buồng đốt chưa cháy hết qua tới kỳ thải sẽ bị thải ra ngoài. Tiêu hao nhiên liệu.
  • Khắc phục: Cải thiện tình trạng này ta chỉ cần thay ron nắp qui-lát, thay mới bộ hơi máy gồm (bạc sắt-măng xe), vệ sinh két nước, thay van một chiều két nước, thay lọc gió,.. vv

Ưu điểm của xe ga điện

Ưu điểm: Xe tải ga điện rất tiết kiệm nhiên liệu, dùng nhiên liệu hiệu quả - Điều chỉnh lượng nhiên liệu phun phù hợp với vận tốc và chế độ làm việc thông qua các cảm biến như cảm biến gió, cảm biến độ mở cánh bướm gia, cảm biến trục cam, trục khuỷu, ..vv của động cơ. Qua đó, không có nhiên liệu dư thừa nên không còn tình trạng ra khói đen như xe tải ga cơ. ( chẳng hạng khi tăng tốc thì dù đạp hết ga ngay lúc đầu thì xe cũng sẽ từ từ mà tăng tốc sao cho tiết kiệm nhiên liệu nhất nhờ hệ thống điều khiển phun nhiên liệu điện tử. Mấy ông tài xế không cứ kêu là "đạp ga vậy mà nó cứ lên từ từ".) do liên tục giám sát khí thải, công suất... và điều khiển phun tối ưu theo điều kiện vận hành của xe. Tích hợp nhiều công nghệ tiết kiệm nhiên liệu và tăng công suất, momen xoắn, độ bền mà máy cơ không có được.

Nhược điểm: lớn nhất là suy nghĩ người Việt Nam mình trước giờ ngại thay đổi – đồ gì xài được là để xài luôn, không muốn thay đổi , đã quen với việc sử dụng xe tải ga cơ, trong giây phút khó thay đổi được thói quen .

Xe tải ga điện khi muốn bảo hành – bảo dưởng phải vào hãng của xe đó hoặc Garage có kinh nghiệm và trang thiết bị hỗ trợ sửa chữa như Thiết bị đọc xóa lỗi ECU thì mới làm được. Nói chung thì thời gian sửa chữa thì nhanh, còn chi phí sửa chữa thì cao hơn tý so với xe tải ga cơ. Còn phụ tùng thay thế thì lúc nào cũng có sẵn nhiều hơn linh kiện xe tải ga cơ đang dần hạn chế sản xuất và lỗi thời. (Xem thêm Đánh giá xe tải 2t4 Kia K250 ga điện ưu điểm so với K165 2t4 ga cơ)

Từ ngày 01.01.2018 nhà nước bắt buộc toàn bộ xe tải phải tuân thủ tiêu chuẩn khí thải EURO 4. Tức là xe tải ga cơ sẽ không được sản xuất nữa. Toàn bộ xe tải cung cấp từ 2018 trở về sau sẽ là ga điện 100%. Và hướng tới 2023 xe tải sản xuất có mức khí thải đạt tiêu chuẩn mức Euro 5. (xem thêm: Những điều cần biết về xe tải Euro 5)

Do xe tải phục vụ phát triển kinh tế nên lâu nay nhà nước đã áp dụng chính sách ưu đãi về thuế (thuế trước bạ chỉ có 2% so vs xe ô tô con). Các mức thuế nhập khẩu linh kiện và chính sách thuế áp dụng cho DN lắp ráp xe tải trong nước đều đã ưu đãi tối đa.

Từ 2018 trở đi xe tải bắt buộc sử dụng máy điện và phải lắp thêm thiết bị tuần hoàn khí thải và thiết bi xúc tác Oxi hóa theo tiêu chuẩn ngặt nghèo của tiêu chuẩn khí thải EURO 4 và Euro 5 (2023).

Giới thiệu về hệ thống ga điện

Hệ thống EGR (Exhaust Gas Recirculation – Tuần hoàn khí xả) luân hồi một phần khí xả vào lại đường ống khí nạp để giảm nhiệt độ cháy, và làm giảm khí NOx sinh ra.

Nhờ được tiếp nhận công nghệ common rail, các hạt PM giảm nhiều khi phun nhiên liệu áp suất cao vào buồng đốt. Mặt khác, việc phun nhiên liệu áp suất cao dẫn đến đốt cháy hoàn toàn, và lượng khí NOx tăng lên.

Để giải quyết mối tương quan này, động cơ diesel hiện đại được lắp hệ thống EGR làm mát. Trong tình trạng động cơ hoạt động bình thường, không có hoặc ít lượng khí oxy có trong khí xả. Để nạp khí vào trong buồng đốt, tốc độ đốt cháy có thể giảm xuống và nhiệt độ đốt cháy cũng giảm bởi ít tỷ lệ oxy có trong khí nạp.

Hệ thống tuần hoàn khí thải EGR

EGR đưa một phần khí thải ngược trở lại để hòa với khí nạp nhằm mục đích giảm nồng độ chất gây ô nhiễm môi trường NOx.

Giảm nồng độ khí độc NOx trong khí thải là nhiệm vụ cơ bản của bất cứ nhà sản xuất ôtô nào. Khi bộ trung hòa khí thải bằng xúc tác chưa khai sinh, các kỹ sư thường sử dụng một kỹ thuật tuần hoàn khí thải có tên gọi EGR (Exhaust Gas Recirculation). Ngày nay, EGR không còn phổ biến như bộ trung hòa khí thải bằng xúc tác, nhưng trên các mẫu xe diesel hay xe đời cũ, nó vẫn là công nghệ có tác dụng tốt.

Mục đích của EGR

Hệ thống EGR được phát minh để kiểm soát mức độ ô nhiễm môi trường của xe hơi vào đầu những năm 1970, sớm hơn khoảng 2 năm so với hệ thống trung hòa khí thải bằng xúc tác. Mục tiêu của EGR là giảm nồng độ NOx bằng cách tuần hoàn khí thải trở lại hệ thống nạp động cơ trong điều kiện có tải.

Tác dụng của lượng khí thải này là làm giảm nhiệt độ cháy đoạn nhiệt hay làm giảm nồng độ oxy trong động cơ diesel. Ngoài ra, khí thải tuần hoàn còn làm tăng nhiệt dung riêng của hòa khí nên nhiệt độ cháy giảm xuống. Mục tiêu của việc hạ những thông số trên là để làm ngăn cản quá trình sinh NOx, giảm nồng độ chất này trong khí thải.

dong-co-hyundai.png

Trên thực tế, nhiệt độ càng cao, lượng NOx sinh ra càng nhiều (nitơ có trong không khí). Ngoài nhiệt độ, còn có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới khả năng hình thành NOx như áp suất buồng đốt, thời gian đánh lửa, hỗn hợp nhiên liệu, nhiệt độ khí nạp hay nhiệt độ chất làm lạnh. Chẳng hạn như việc giảm tỷ số nén và đánh lửa chậm ở những động cơ tính năng cao sẽ làm giảm lượng NOx sinh ra, tuy nhiên, điều này sẽ làm giảm công suất cực đại và tính năng của xe. Chính điều này đã thôi thúc các kỹ sư thiết kế nên EGR vào những năm 1970.EGR ban đầu được thử nghiệm như một phương pháp giảm nồng độ NOx với điều kiện dễ ứng dụng, rẻ tiền và chỉ một vài hệ được lắp trên các mẫu xe đương thời. Thế nhưng sau đó, gần như tất cả ôtô đều trang bị hệ thống này.

Nguyên lý hoạt động

Những hệ EGR sử dụng đường ống nối giữa bộ góp xả với bộ góp nạp được gọi là tuần hoàn khí thải ngoài. Một van điều khiển sẽ đảm nhiệm việc điều chỉnh số lần mở và kiểm soát dòng khí. Khí thải tuần hoàn trước khi trộn với khí nạp được làm mát bởi nếu không, nó làm tăng nhiệt độ khí nạp, ảnh hưởng tới công suất động cơ.

Thời kỳ đầu, EGR rất đơn giản vì sử dụng bộ góp chân không để điều khiển van nên hiệu quả không cao. Với công nghệ điện tử ngày nay, van được điều khiển bằng máy tính nên EGR bắt đầu có những cải tiến đáng kể. Một trong số đó là khả năng nâng cao hiệu suất động cơ mà không ảnh hưởng tới tính năng vận hành.

EGR trên động cơ xăng

Trên các mẫu xe ôtô, khoảng 5-15% khí thải được đưa trở về buồng đốt thông qua EGR. Mức 15% là giới hạn để động cơ làm việc bình thường vì nếu nhiều khí thải, động cơ sẽ khó khởi động và làm việc không trơn tru. Mặc dù EGR làm chậm quá trình cháy nhưng điều này có thể được khắc phục bằng cách điều chỉnh thời gian đánh lửa.

Trên động cơ diesel

Các động cơ diesel hiện đại, khí EGR được làm mát bằng thiết bị trao đổi nhiệt để tăng lượng khí tuần hoàn. Không giống động cơ xăng, trên các mẫu diesel các kỹ sư không giới hạn tỷ lệ khí tuần hoàn. Chẳng hạn có những động cơ dùng tới 50% khí thải để đưa về bộ phận nạp. Tác dụng chủ yếu của khí thải tuần hoàn ở động cơ diesel là tăng nhiệt dung riêng của hỗn hợp, qua đó giảm nhiệt độ cháy và giúp nâng cao hiệu quả và giảm tiêu hao nhiên liệu.

FUSO-Canter-499.png

Mitsubishi Fuso nổi tiếng là dòng xe bền bỉ và tiết kiệm nhiên liệu, được các nước trên thế giới sử dụng nhiều nhất.

Hệ thống tuần hoàn khí thải EGR
Copyright 2024 © Webbaoloc.com